Hoàn cảnh lịch sử Doanh_nghiệp_quốc_gia_chiếu_bóng_và_chụp_ảnh_Việt_Nam

Ngày 2-9-1945 Chính phủ Cách mạng lâm thời nư­ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, với bản Tuyên ngôn Ðộc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vư­ờn hoa Ba ÐìnhHà Nội. Những hình ảnh về ngày lịch sử đó đã được một ống kính quay phim bí mật ghi lại (mãi đến năm 1974, nhân có đoàn làm phim của đạo diễn Phạm Kỳ Nam sang Pháp làm bộ phim tài liệu Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, những thư­ớc phim trên mới được trao lại cho những ng­ời làm điện ảnh Việt Nam nh­ư món quà tặng của một nhà quay phim vô danh nào đó cho đến nay vẫn dấu tên).

Những bộ phim tài liệu đầu tiên trong giai đoạn này do ngư­ời Việt Nam quay (có tiếng thuyết minh, có âm nhạc phụ hoạ) là các phim Hồ Chủ tịch tại Pháp, Hội nghị Fontainebleau, Phái đoàn Phạm Văn Ðồng tại Pháp do một nhóm sinh viên Việt Nam học tại Pháp lúc bấy giờ thực hiện nhân chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giữa năm 1946 cùng diễn biến của Hội nghị Fontainebleau của hai phái đoàn Việt Pháp để bàn về quan hệ giữa 2 nước trong bối cảnh mới.

Từ những năm tháng đầu tiên hoạt động của mình, chính quyền Cách mạng trong muôn vàn công việc đầy khó khăn, bề bộn đã sớm quan tâm đến điện ảnh với những việc làm cụ thể và thiết thực như:

  • Cho phép các rạp chiếu bóng được tiếp tục hoạt động, để chiếu phim cho nhân dân xem.
  • Tại lệnh số 18/SL ngày 31/1/1946 về việc lưu chuyển văn hoá phẩm, có quy định phải nộp cho Nhà nước cả phim chiếu bóng (được hiểu là phim điện ảnh).
  • Có điện ảnh là thành viên của bộ phận Vô tuyến điện - điện ảnh - nhiếp ảnh trong Bộ Thông tin Tuyên truyền của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - ra mắt quốc dân đồng bào ngày 28/8/1945.

Nhận thức tác dụng to lớn của việc tuyên truyền bằng hình ảnh, tháng 3 năm 1946 Chính phủ mới đã thành lập một bộ phận gọi là Ðiện - Nhiếp ảnh nằm trong Bộ Thông tin Tuyên truyền. Khi Nha Tổng Giám đốc Thông tin, Tuyên truyền được thành lập - ngày 13/5/1946 (đến ngày 27/11/1946 đổi tên là Nha Thông tin), Nhiếp ảnh và Ðiện ảnh là một tổ thuộc phòng 5. Tổ này do Phan Nghiêm phụ trách.

Vốn liếng của Bộ phận điện ảnh này chỉ có một máy chiếu bóng nhãn hiệu Debri 16mm và mấy bộ phim tài liệu do kiều bào bên Pháp gửi về tặng. Tuy vậy người ta cũng tổ chức một toa xe lửa lư­u động để đem những phim trên đi chiếu suốt từ Bắc chí Nam dọc theo con đ­ường sắt xuyên Việt. Ðội chiếu bóng lưu động đầu tiên (gồm Chánh văn phòng Nha Thông tin, tuyên truyền Trần Kim XuyếnPhan Nghiêm, Hoàng Thái, Phạm Ðình Măng....), di chuyển từng chặng bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam - cuối mùa Thu sang đầu mùa Ðông năm 1946, chiếu các phim phóng sự cỡ 16mm do nhóm Việt kiều yêu nước mang tên Sao Vàng của họa sĩ Mai Trung Thứ thực hiện. Sau một tuần lễ chiếu ở Hà Nội, Ðội chiếu bóng lưu động lần lượt chiếu tại Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Ðà Nẵng, Hội An, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Do Pháp đã tấn công vào Tuy Hoà (Phú Yên), Ðội chiếu bóng lưu động không thể đi tiếp vào Nam Bộ, phải quay trở ra Hà Nội, ngược theo Đường 1 lên chiếu tại thị xã Lạng Sơn. Tại đây, vì quân Pháp gây hấn và bao vây thị xã, Ðội chiếu bóng lưu động buộc phải rút khỏi vòng vây, trở về Hà Nội.